3 lưu ý cho mùa cây cao su thay lá
Cây cao su là loại cây đã gắn bó với nông nghiệp nước ta từ rất nhiều năm trước. Đặc biệt loại cây này cho thời gian khai thác mủ rất dài từ đó tạo nguồn thu lớn. Do đó cao su góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Vì vậy để đảm bảo thu hoạch ổn định cần có những lưu ý trong suốt quá trình canh tác, đặc biệt là trong giai đoạn cây cao su thay lá.
Cây cao su thay lá khi nào?
Cây cao su là loại cây thân gỗ. Được trồng phổ biến ở nhiều khu vực trên cả nước do cây có đặc tính dễ thích nghi. Sau khi được trồng từ 4 đến 6 năm, thân cây sẽ phát triển rất cao và cho tán lá rộng. Bắt đầu từ thời điểm mùa cao su rụng lá, cây sẽ bước vào giai đoạn có thể cạo mủ hay còn gọi là giai đoạn kinh doanh.
Mủ cây là chất lỏng tiết ra từ nhựa cây có màu trắng. Khi thu hoạch, thân cây được cắt xoắn vòng để nhựa chảy ra, công việc này được gọi là cạo mủ. Thời gian thích hợp để cạo mủ là vào sáng sớm và nên hoàn thành việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.
Cây có thể cho lấy mủ quanh năm nhưng cây có sản lượng cao nhất vào tháng 3-4 và tháng 10-11 dương lịch. Vào giai đoạn cuối tháng 12 dương lịch cây sẽ bắt đầu thay lá. Trong vòng khoảng 3 tháng liên tục, tất cả lá sẽ vàng và rụng hết.
Những lưu ý trong thời gian cây cao su thay lá
Để cây cao su nghỉ, ngừng cạo mủ
Trong quá trình thay lá, cây cao su sẽ chỉ còn cành và nhánh. Vì vậy cây cần tập trung năng lượng để mọc lại lá mới. Nếu cạo mủ trong thời gian này sẽ làm cho cây bị mất sức từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và sản lượng mủ cây về sau.
Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho cây cao su
Về cơ bản khi tính toán mật độ và khoảng cách của các cây và các hàng, người trồng đã tính đến yếu tố chống cháy lang. Tuy nhiên vào mùa thay lá, các khoảng trống này sẽ bị lấp đầy bởi lá khô. Mặc khác trong giai đoạn này thì các cành và nhánh cây cũng bị khô một phần. Do đó rất dễ xảy ra hỏa hoạn và khi xảy ra thì đám cháy sẽ gây thiệt hại rất lớn.
Tuyệt đối không đốt lửa trong vườn cây cao su với bất kỳ lý do gì. Thường xuyên dọn dẹp và thu gon lá rụng rồi đưa chúng ra khu vực khác để xử lý.
Nhằm tiết kiệm thời gian và nhân công có thể dùng máy thổi lá cầm tay với công suất thổi lớn để dọn dẹp lá, thậm chí là dùng để chữa cháy.
Xem thêm: TOP 5 Máy thổi bụi công suất lớn siêu mạnh mẽ, bền bỉ
Vệ sinh công cụ và chuẩn bị nhân lực cho mùa cạo mủ mới
Sau khi thay lá thì cây cao su chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Vì vậy trong giai đoạn cây đang thay lá, chủ vườn nên chỉnh sửa và thay thế các máng, kiềng đang có trên cây. Cần chuẩn bị và úp sẵn chén hứng trên kiềng để thuận tiện cho công đoạn cạo và dẫn mủ. Các dụng cụ để chứa như thùng, máng và các phương tiện để vận chuyển cũng nên được kiểm tra và sửa chữa nếu có hư hỏng.
Đồng thời cần chuẩn bị đủ nhân lực để khi bước vào vụ thu hoạch có đủ người để cạo mủ, chăm sóc và vận chuyển thành phẩm.
Do cây cao su có thời gian lấy mủ lên đến hơn 20 năm nên việc vừa khai thác vừa chăm sóc là hết sức cần thiết. Ngoài các điểm lưu ý trong thời gian thay lá, cần áp dụng đúng các kỹ thuật chăm sóc như bón phân đúng cách, tưới nước, diệt cỏ dại, dọn dẹp lá rụng trong các thời kỳ sinh trưởng khác của cây để cao su phát triển và cho sản lượng tốt nhất.