Giỏ hàng của bạn

Động Cơ Nổ là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của Động Cơ Nổ

Động cơ nổ hay máy nổ hiểu đơn giản là bộ phận truyền động chính cho hầu hết các loại máy móc. Trong cả đời sống và sản xuất thì thiết bị này được ứng dụng rất rộng rãi. Để lựa chọn, sử dụng và bảo dưỡng được tốt nhất, cùng tìm hiểu thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nổ thông qua nội dung sau đây.

Động cơ nổ là gì?

Trong các loại máy móc thiết bị, động cơ nổ là bộ phận thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu là xăng hoặc dầu để biến đổi nhiệt năng thành cơ năng (sinh công) hay tạm gọi là sức kéo. 

Sức kéo này sau đó được truyền động đến các bộ phận như bánh xe, lưỡi cắt, cánh quạt… giúp chúng hoạt động.

Chu trình này phải được đảm bảo lặp đi lặp lại liên tục để máy móc hoạt động ổn định trong suốt quá trình sử dụng.

Động cơ nổ Robin là gì

Gần như tất cả các loại máy hiện nay đều dùng động cơ dạng đốt trong. Do đó cấu tạo thường thấy của máy nổ sẽ bao gồm:

- Thân máy: đóng vai trò là bộ khung để cố định và kết nối các chi tiết khác của động cơ. Ngoài ra thân máy còn có chức năng làm mát và bảo vệ các thành phần quan trọng.

- Nắp máy: bộ phận này được lắp phía trên thân máy. Chức năng chính để cố định các bộ phận đánh lửa và nạp xả như bugi, xupap, khe tản nhiệt, nước mát…

Hai bộ phận này khi lắp lại với nhau thường được gọi là đầu lòng hay đầu nòng.

- Pít tông và xy lanh: là hai thành phần chủ chốt bên trong buồng đốt. Pít tông sẽ chuyển động lên xuống bên trong xy lanh khi động cơ hoạt động.

- Thanh truyền: là chi tiết giúp truyền động từ pít tông sang trục khủyu.

- Trục khuỷu: được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy, có nhiệm vụ nhận lực đẩy từ thanh truyền và truyền cho bánh đà theo dạng chuyển động quay.

- Bánh đà: chức năng chính giúp ổn định số vòng quay của trục khuỷu. Ngoài ra bộ phận này còn giúp khởi động và truyền lực đến hệ thống dẫn động của máy.

Trên đây là các thành phần chính và quan trọng nhất của động cơ đốt trong, ngoài ra tùy theo kiểu và loại động cơ mà sẽ có thêm các thành phần khác như: hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống phun, dàn điện….

Nguyên lý hoạt động của Động cơ nổ

Sau đây sẽ là nguyên lý chung cho động cơ xăng thông thường sẽ trải qua 4 kỳ:

Kỳ 1 - kỳ nạp: hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được bình xăng con hoặc hệ thống phun xăng trộn lẫn theo tỷ lệ và nạp vào buồng đốt. Khi này pít tông sẽ di chuyển xuống điểm thấp nhất trong xy lanh.

Kỳ 2 - kỳ nén: sau khi hệ thống nạp đóng lại, hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị nén trong xy lanh khi pít tông di chuyển từ dưới lên trên. Ở cuối kỳ này, bugi sẽ đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu đang ở áp suất nén lớn.

Nguyên lý hoạt động của động cơ nổ Robin

Kỳ 3 - kỳ nổ: ở cuối kỳ này, khi hỗn hợp nhiên liệu cháy sẽ sinh ra nhiệt và một lực đẩy pít tông chạy xuống dưới. Khi đó thanh truyền nối pít tông được tác động để truyền lực này làm quay trục khuỷu. Trục khuỷu sẽ là bộ phận dẫn động lực đến bánh xe hay các bộ phận cần hoạt động của máy móc bất kỳ.

Kỳ 4- kỳ xả: ở cuối kỳ 3 quá trình nổ sinh ra khí thải, tại kỳ 4 hệ thống xả trên đầu máy mở ra để pít tông chạy lên đẩy khí thải ra hệ thống ống xả. Sau đó hệ thống xả đóng lại và hệ thống nạp mở ra, pít tông chạy xuống để trở về kỳ 1.

Phân loại Động cơ nổ

Phân loại động cơ nổ

Phân loại dựa vào nhiên liệu
Tương ứng với nhiên liệu sử dụng, có các dạng đầu nổ sau:

  • Động cơ nổ chạy xăng

Là dạng động cơ 4 thì hoặc 2 thì sử dụng xăng là nhiên liệu chính để thực hiện quá trình đốt trong và sinh công. Trong đó động cơ 4 thì được sử dụng phổ biến do đặc tính về độ êm, ít khí thải và tiết kiệm nhiên liệu.

  • Động cơ nổ chạy dầu Diesel

Có cấu tạo khá tương tự với động cơ chạy xăng. Nhưng đặc điểm riêng của động cơ diesel là loại nhiên liệu sử dụng không cần đánh lửa để đốt trong kỳ nổ do ở mức áp suất nén nhất định thì hỗn hợp dầu và không khí sẽ tự cháy. Từ đó sinh công để máy móc thiết bị hoạt động.

Xem ngay: So sánh động cơ xăng và diesel thì đâu là lựa chọn tốt nhất?

  • Động cơ nổ chạy khí

Là dòng động cơ sử dụng các loại khí đốt như gas, biogas…. để thực hiện kỳ đốt thay vì hỗn hợp không khí và xăng hoặc dầu. Đây là dòng động cơ hứa hẹn cho độ ô nhiễm thấp, tuy nhiên giá thành thường cao, khó sửa chữa nên chưa được dùng phổ biến.

Phân loại dựa vào tua máy

Không phải lúc nào các loại máy móc thiết bị cũng cần chạy hoặc hoạt động thật nhanh. 

Chính vì vậy động cơ cũng được thiết kế các dòng với mức độ nhanh chậm khác nhau để phục vụ nhiều nhu cầu. Tốc độ của động cơ thường được quyết định bởi tua máy, có hai dòng tua máy được phân loại:

  • Động cơ nổ tua nhanh

Là loại động cơ được dùng cho máy móc thiết bị yêu cầu tốc độ cao khi hoạt động như: đầu nổ cho tàu xe, đầu nổ máy cắt, đầu nổ máy bơm, đầu nổ máy đầm cóc….

  • Động cơ nổ tua chậm

Loại động cơ này chuyên dùng cho các loại máy móc cần lực truyền mạnh nhưng với tốc độ quay chậm như: hệ thống băng chuyền, khuấy trộn vật liệu, xe lu, cần trục, xe nâng….

Các thương hiệu máy nổ chất lượng trên thị trường

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy nổ có mặt tại thị trường Việt Nam, từ những thương hiệu hàng đầu về máy móc như Honda, Hyundai, Robin… đến những thương hiệu mới nổi như Motokawa, Shineray, Nai vàng….

Trong số đó, phù hợp nhất với các nhu cầu trong nông nghiệp nói riêng và sinh hoạt sản xuất nói chung thì các máy nổ có công suất vừa và nhỏ đến từ các thương hiệu uy tín như:

- Động cơ nổ Robin

- Động cơ nổ Shineray

- Động cơ nổ Kasei

- Động cơ nổ Motokawa

Xem thêm: TOP 3 Động cơ nổ Robin chuyên dùng cho máy xây dựng cực phổ biến

Là các thương hiệu động cơ nổi trội về độ bền, tiết kiệm nhiên liệu, đa dạng mẫu mã và công suất. Đặc biệt tất cả đều được nhập khẩu và phân phối chính hãng với chế độ bảo hành dài hạn.

Liên hệ 0909 789 130 hoặc truy cập: anhtin.vn để chọn mẫu động cơ nổ phù hợp nhất.